Những đối tượng phù hợp với nghề nail. Người mới nên bắt đầu học nail như thế nào? Học nghề nail cho người mới bắt đầu thì cần chuẩn bị những gì?
Nail đang là lựa chọn của nhiều người bởi chi phí học không quá cao, không đòi hỏi bằng cấp nhưng mức lương cao và ổn định. Xã hội phát triển, mức sống của con người ngày càng cao kéo theo nhu cầu làm đẹp gia tăng.
Nghề nail phát triển phù hợp với thị hiếu làm đẹp hiện nay, đặc biệt là đối với phụ nữ, mở ra cơ hội việc làm cho nhiều người. Bài viết dưới đây của Học viện Thẩm mỹ Royal sẽ giải đáp về thắc mắc: Học nail cần những gì?
I. Các đối tượng phù hợp với nghề nail
Các khóa học nail thường có thời gian đào tạo ngắn, chi phí thấp, không yêu cầu bằng cấp nên phù hợp với rất nhiều đối tượng. Dưới đây là một số đối tượng có thể phù hợp với nghề nail:
1. Mong muốn chọn nail là nghề nghiệp chính
Nhu cầu về nail ngày càng phát triển không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các tỉnh lẻ. Nhiều người học nail có thể tự mở tiệm riêng hoặc làm việc tại các spa, tiệm nail chuyên nghiệp khác.
2. Mong muốn kinh doanh trong lĩnh vực nail
Nhiều người đã học về kinh doanh hoặc đang làm việc tại các doanh nghiệp muốn đầu tư vào mở tiệm nail. Tuy nhiên, để kinh doanh nail thuận lợi, kiến thức về kinh tế là chưa đủ, bạn cần phải tìm hiểu rõ về ngành nail cũng như những nền tảng cơ bản khác. Từ đó, tìm kiếm các ngách trong lĩnh vực kinh doanh và phát triển tốt cơ sở nail của mình.
3. Thợ nail mong muốn nâng cao tay nghề
Các xu hướng nail cũng như công nghệ làm móng có nhiều thay đổi so với thời kỳ đầu. Nếu không nắm bắt được xu hướng, cập nhật mới các mẫu nail hiện đại thì bạn sẽ bị khách hàng rời bỏ. Để giữ chân khách hàng, thợ nail phải liên tục học tập và cải thiện, nâng cao tay nghề.
4. Mong muốn nâng cao thu nhập
Ngày nay, dịch vụ làm nail tại nhà đang rất được quan tâm và yêu thích. Trung bình, nếu một ngày bạn làm khoảng 1 – 2 bộ nail thì có thể thu thêm được 300.000 – 500.000 đồng. Tuy nhiên, con số này còn phụ thuộc vào trình độ tay nghề và số lượng khách hàng mà bạn kiếm được.
II. Người mới nên bắt đầu học nail như thế nào?
Người mới khi bắt đầu học nail sẽ dễ bị bối rối vì không biết nên học cái nào trước, cái nào sau. Do đó, bạn nên lựa chọn một khóa học hoặc trung tâm đào tạo nghề nail uy tín để theo học. Sự đào tạo bài bản ngay từ đầu sẽ giúp đặt nền móng kiến thức vững chắc cho bạn và tránh những lỗi sai về mặt kỹ thuật.
Quy trình đào tạo chuyên nghiệp cùng sự hỗ trợ từ giảng viên sẽ giúp bạn định hướng được con đường phát triển của mình. Ngoài ra, các trung tâm dạy nghề sẽ có những cam kết về chất lượng tay nghề và cấp chứng chỉ dạy nghề. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xin việc làm hoặc mở cơ sở tự kinh doanh.
III. Người mới học nail cần chuẩn bị những gì?
Để quá trình học tập diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị trước về thời gian, tinh thần, dụng cụ và xác định định hướng trong tương lai.
1. Thời gian học nghề
Bạn nên xác định trước thời gian học tập mỗi ngày mà mình có thể dành ra. Bạn có thể dành toàn bộ thời gian trong ngày để học nghề hay chỉ có thể dành vài tiếng mỗi ngày. Lưu ý, bạn nên lựa chọn khóa học có thời gian phù hợp với bản thân, đồng thời, sắp xếp thời gian hợp lý để tránh bị gián đoạn và sao lãng trong quá trình học.
2. Năng lực bản thân
Việc có đam mê và năng khiến sẽ giúp bạn học tập tốt và phát triển nhanh trong nghề. Do đó, bạn cần tìm hiểu về những điểm yếu, điểm mạnh và các sở thích của bản thân để cân nhắc xem mình có phù hợp với ngành nghề này hay không. Sau khi đã cân nhắc và quyết định theo học, bạn cần tập trung phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục các điểm yếu của bản thân.
3. Dụng cụ học nghề
Đa phần các trung tâm sẽ có hỗ trợ dụng cụ học tập cho học viên. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chuẩn bị cho mình một bộ dụng cụ và thiết bị làm móng riêng để có thể tự thực hành và luyện tập. Bạn có thể mua các dụng cụ lần lượt theo tiến độ học tập của bản thân hoặc có thể mua trước một bộ dụng cụ cơ bản bao gồm:
- Bộ kềm cắt móng, da và dũa móng
- Sơn thường, sơn gel và gel đắp móng các loại
- Khăn nail, gòn
- Chén ngâm chân và móng giả
- Đá làm móng và keo gắn móng
- Các loại cọ vẽ, đắp bột
- Set bột đắp móng, bột vẽ,..
- Nước rửa móng, cồn và nước pha sơn
- Máy hơ gel và máy mài
Bạn nên tham khảo với giảng viên hoặc nhờ tư vấn từ trung tâm để tránh việc mua tràn lan, gây lãng phí và tốn kém.
4. Định hướng phát triển
Có nhiều định hướng phát triển trong nghề nail như đi làm tại các tiệm chuyên nghiệp, tự kinh doanh mở tiệm riêng hoặc đi nước ngoài. Do đó, bạn nên lựa chọn định hướng phát triển cho bản thân sau đó lựa chọn khóa học phù hợp để theo học.
IV. Học nail cho người mới bắt đầu có khó không?
Việc học nail sẽ không quá khó nếu bạn chăm chỉ học tập và có giảng viên hướng dẫn. Khi có định hướng và lộ trình học tập đúng đắn, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học tập. Nghề nail không kén người học nên nhiều bạn nam hay các cô chú lớn tuổi đều có thể học được. Thông thường, bạn sẽ mất khoảng 2 – 4 tháng để có thể thành thạo các kỹ năng đủ làm nghề. Tuy nhiên, thời gian này còn phù thuộc vào chương trình học và khả năng của bạn.
V. Một số lưu ý về nghề nail mà bạn cần biết
Trong quá trình làm việc trong nghề nail, bạn sẽ cần lưu ý một số thứ để có thể làm việc chuyên nghiệp cũng như hạn chế các rắc rối.
1. Lịch sự và sạch sẽ
Ăn mặc lịch sự là một trong những yêu cầu để thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng. Việc lựa chọn trang phục gọn gàng, sạch sẽ sẽ giúp bạn tạo cảm giác chuyên nghiệp, thân thiện cho khách hàng.
2. Biết lắng nghe khách hàng
Đối với các ngành dịch vụ, hiểu được khách hàng là một lợi thế. Bạn cần lắng nghe những yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Sau đó, lựa chọn và tư vấn cho khách những dịch vụ và kiểu mẫu phù hợp khiến khách hàng hài lòng.
3. Sử dụng khẩu trang trong quá trình làm việc
Trong quá trình làm nail, bạn sẽ phải tiếp xúc liên tục với hóa chất. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thợ làm móng hít các mùi của hóa chất trong một thời gian dài có thể dẫn đến ung thư và các bệnh về phổi. Do đó, bạn nên đeo khẩu trang trong quá trình làm việc để bảo vệ tốt bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn những loại khẩu trang có bộ phận lọc khí để giảm bớt việc hít phải những khí độc từ hóa chất.
Bạn nên lựa chọn những loại khẩu trang có bộ phận lọc khí để giảm bớt việc hít phải những khí độc từ hóa chất
4. Vệ sinh dụng cụ làm móng
Các dụng cụ như kềm cắt tỉa móng thường được xem là trung gian của các bệnh truyền nhiễm, nấm móng và HIV. Các dụng cụ này thường được sử dụng giữa các khách hàng nên để hạn chế tối đa những rủi ro, bạn cần vệ sinh các dụng cụ này thật kỹ trước khi thực hiện cho khách khác.
5. Nâng cao tay nghề
Một số tai nạn thường gặp trong tiệm nail như bỏng tay, trầy tay và chảy máu trong lúc cắt da. Để thể hiện sự chuyên nghiệp và khiến khách hàng yên tâm, bạn nên hạn chế những rủi ro này về không. Để làm được điều này, bạn phải vững tay nghề và luôn trau dồi kỹ năng bằng cách tham gia các khóa học chuyên nghiệp
6. Trau dồi kinh nghiệm
Mỗi người sẽ có một thế mạnh riêng. Việc học tập kỹ thuật từ các người làm chung, đặc biệt là những người có tay nghề lâu năm, sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu cũng như những tips để thực hiện công việc dễ dàng hơn.
Bắt đầu học nghề nail không khó nếu như bạn chăm chỉ, có đam mê và lộ trình rõ ràng. Học Viện Thẩm Mỹ Royal hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt cho quá trình học nail của mình.